Đồ chơi là một trong những thứ không thể thiếu đối với trẻ, là người bạn thân tuổi thơ ấu, là “món ăn tinh thần” để trẻ vui chơi, giải trí, thư giãn, vừa là một phương thức để trẻ tương tác với thế giới, thông qua thế giới đồ chơi, trẻ sẽ thêm hiểu về thế giới người lớn.

Tuy nhiên, chính vì đồ chơi quá mức phổ biến nên nhiều bậc cha mẹ coi nhẹ và không mấy quan tâm đến việc chọn đồ chơi an toàn cho con trẻ, để trẻ chọn những gì trẻ thích mà không biết rằng món đồ chơi ấy có thể nguy hại đến tính mạng của con. Dưới đây là một số những lưu ý mà cha mẹ cần nhớ khi mua đồ chơi cho con.

đồ chơi an toàn cho bé

I. ĐỐI VỚI TRẺ DƯỚI 3 TUỔI:

Đây là độ tuổi trẻ khám phá thế giới thông qua cách cầm, nắm, đút vào miệng (nhất là trẻ sơ sinh, tuổi mẫu giáo) và đặc biệt thích thú đối với những đồ chơi nhiều màu sắc. Sẽ không có vấn đề gì khi trẻ muốn cầm, nắm tuy nhiên nếu để trẻ nuốt phải thì vô cùng nguy hiểm, có thể gây ngạt thở.

  1.  Chọn những đồ chơi to, màu sắc, đủ để trẻ không thể đút vào miệng và nuốt. Nhung cũng không nên chọn đồ chơi quá nặng có thể gây dập chân, tay của bé.
  2.  Kiểm tra kĩ dồ chơi xem có vật thừa ra hay sắc nhọn có thể gây đứt/xước tay cho bé hay không ( gấu bông sứt chỉ, khuy bong ra , trẻ có thể dựt và đút vào miệng, ..)
  3.  Đồ chơi anh chị em để lại hoặc mua ở những cửa hàng cũ cần được vệ sinh lại, tránh quá bẩn, bụi sẽ gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, dị ứng da của trẻ.
  4.  Chọn đồ chơi phù hợp với khả năng của lứa tuổi: VD: những trẻ dưới 3 tuổi không có khả năng điều khiển ô tô từ xa hay lắp ráp lego, chơi những trò chơi phức tạp. Cha mẹ cần chọn những đồ chơi đơn giản, đủ để trẻ tương tác, tiếp nhận thông tin về thế giới thông qua cảm giác , tri giác.

II. ĐỐI VỚI TRẺ TỪ 3-6 TUỔI: ( TUỔI NHÀ TRẺ):

Ở độ tuổi này, trẻ được đi lớp, được giao tiếp, hình thành nên “ Xã hội trẻ em’ ở nhà trẻ, sự hiểu biết về thế giới cũng có bước phát triển hơn so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đây cũng là giai đoạn trẻ đã tự ý thức được về bản thân mình ( về giới, về khả năng) và trẻ muốn bắt chước giống người lớn nhưng khả năng của trẻ không đủ để thực hiện, thêm việc người lớn thường ngăn cấm khiến trẻ bất mãn, có xu hướng nổi loạn, chống đối, bướng bỉnh. Bên cạnh đó trẻ cũng rất tò mò, tự tiện, nên cần đặc biệt chú ý đến hành vi của trẻ ở giai đoạn này.

  1.  Do trẻ muốn bắt chước người lớn nên có thể trẻ sẽ muốn thực hiện những việc như nấu ăn, cắm dây điện, bật ti vi, đầu đĩa, … cha mẹ cần lưu ý chọn những đồ chơi mang tính chất mô hình/ mô phỏng lại công việc của người lớn để thoả mãn sự thích thú của trẻ ( VD: trẻ muốn nấu ăn nhưng việc cho trẻ bật bếp, cầm dao là điều không thể do vậy có thể mua cho trẻ đồ chơi nấu ăn, để trẻ có cảm giác được làm thật, người lớn có thể ở bên hướng dẫn để trẻ cảm thấy được coi trọng, tiếp nhận tri thức một cách toàn diện hơn. )
  2.  Đây là giai đoạn bổ sung những kiến thức nền tảng, quan trọng cho trẻ để tạo bước đệm để trẻ bước vào giai đoạn tiểu học ( 6 tuổi ) , vì vậy cần chọn những trò chơi có tính chất trí tuệ, tăng cường khả năng khám phá, logic cho trẻ như lắp ráp, tạo hình, tô màu, …
  3.  Hạn chế những loại đồ chơi có tính chất vũ khí cho trẻ ( kiếm giả, súng,..) cần kiểm tra rõ nguồn gốc , xuất xứ , cách sử dụng trước khi cho trẻ chơi.
  4.  Chọn đồ chơi phù hợp với cơ thể của trẻ, Ở giai đoạn này cha mẹ thường muốn cho con mình tập xe đạp để rèn luyện kĩ năng cho trẻ tuy nhiện nhiều cha mẹ chưa coi trọng việc liệu kích cỡ chiếc xe đó có phù hợp với con mình hay không. Phụ huynh thường mua xe lớn hơn kích cỡ con mình một chút vì nghĩ rằng “con mình lớn nhanh lắm, mua lớn hơn để đến năm sau vẫn đi được” Họ đặt nặng vấn đề tài chính hơn so với việc con mình có đủ khả năng để điều khiển chiếc xe đó hay không. Đây cũng là một vấn đề cần được các vị phụ huynh lưu ý.
  5.  Ngoài ra, ở giai đoạn này, trẻ đặc biệt thích thú với trò chơi sắm vai, đóng kịch theo chủ đề như cô giáo, chú công an, gia đình,.. cha mẹ cần lưu ý tạo không gian để trẻ có thể thoả mãn nhu cầu của mình, kích thích sự tiếp thu, tiếp nhận về thế giới bên ngoài.

III. ĐỐI VỚI TRẺ TỪ 6 TUỔI TRỞ LÊN:

  • Từ 6 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu chuyển sang một giai đoạn quan trọng mới đó là giai đoạn học tập tiểu học, mới đầu trẻ sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ, xa lạ, do vậy cha mẹ cần quan tâm đến con trẻ hơn, giúp trẻ vượt qua được giai đoạn khó khăn để trẻ có thể phát triển một cách tối ưu, toàn diện.
  • Đồ chơi cho trẻ ở giai đoạn về cơ bản thể chiều theo sở thích của trẻ, bởi vì trẻ đã được trang bị những kĩ năng khá cơ bản để sử dụng các loại đồ chơi tuy nhiên cha mẹ vẫn nên chú ý quan sát, hướng dẫn trẻ để tránh xảy ra những hâụ quả ngoài ý muốn.